Lý thuyết Dow và ứng dụng trong trading

Các trader hiện đại ngày nay hầu như ít người tìm hiểu và sử dụng học thuyết Dow. Nhưng các bạn nên biết chính lý thuyết này là khởi nguồn cho mọi trường phái phân tích kỹ thuật và điều ít ai biết về người sáng lập học thuyết mang tên ông chính là Mr. Charles H.Dow, và ông cũng chính là người sáng lập nên tờ Wall Street Journal nổi tiếng của phố Wall, tờ báo mà rất nhiều trader tài chính nói chung và forex nói riêng đều quan tâm và tìm đọc.

Giờ chúng ta đi tìm hiểu về lý thuyết Dow này nhé.

Khái niệm

Nếu như lý thuyết Dow là một lý thuyết rất cơ bản, tuy nhiên không vì thế mà nó lại đơn giản để một nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư mới vào thị trường tài chính có thể hiểu hết được. Chúng ta sẽ nói đến lý thuyết Dow này theo một cách dễ hiểu nhất.

Về lý thuyết Dow là một lý thuyết cơ bản của những lý thuyết, những lý thuyết khác sau này cũng dựa trên nền tảng của lý thuyết này mà phát triển. Các trường phái phân tích kỹ thuật cũng thừa kế và phát triển trên nền tảng của lý thuyết Dow, được mô tả một cách đơn giản hơn và dễ hiểu hơn và thực tế hơn bằng đồ thị với các công cụ chỉ báo được tính toán sẵn.

Các giả thuyết được đinh ra của lý thuyết Dow

Bây giờ hãy cùng sẵn sàng để bắt đầu nhé:

Giả thuyết 1: Xu hướng chính của thị trường là không thể bị thao túng.

Nghe có vẻ nực cười đúng không các bạn, ắt hẳn các bạn đang nghĩ bất kỳ cuộc chơi nào cũng sẽ có một bên được hưởng lợi, một bên không được hưởng gì cả.

Tuy nhiên quan điểm này không phù hợp với lý thuyết Dow, bởi vì một khi xu hướng chính đã được thiết lập thì chẳng ai có thể thay đổi được xu hướng này cho đến khi thị trường tự chuyển xu hướng chính của nó theo hướng ngược lại, tự thân thị trường vận động.

Chúng ta giả sử như xu hướng tăng của thị trường đã được xác lập là sẽ xu hướng tăng. Thì những ai muốn và cố tình thao túng giá cả thì chỉ có thể làm giá giảm trong một thời gian ngắn rồi nó lại tiếp tục đi trở lại xu hướng chính của thị trường là xu hướng tăng tiếp tục.

Và với việc cố tình thay đổi một xu hướng chính là điều thật khó khăn và không hề dễ dàng, và có lẽ không ai dại gì đi điều đó để gánh lấy thiệt hại. Những kẻ thao túng giá chỉ thao túng giá trong thời gian ngắn để đạt được mục đích rồi thị trường lại quay về bản chất vỗn dĩ của nó, đó chính là lý thuyết về xu hướng của thị trường theo lý thuyết Dow.

Và cứ như vậy, thị trường lại tiếp tục cứ đi theo xu hướng chính vốn dĩ của nó cho đến khi nó rã rời mỏi mệt và sau đó sẽ đổi chiều để đi theo xu hướng mới.

Có thể các bạn đến đây vẫn không tin vào giả thuyết này tuy nhiên đó vẫn là sự thật. Bởi vì một cá nhân hay tổ chức dù có nhiều tiền đến mức mấy cũng không thể chống lại được thị trường của cả thế giới đang giao dịch. Nên có thao túng cũng chỉ là nhất thời mà thôi.

Giả thuyết 2: Lý thuyết Dow không đúng hoàn toàn

Cũng như mọi công cụ khác, hoặc thậm chí là trong đời sống, không có gì là hoàn toàn đúng 100% cả, và lý thuyết Dow cũng vậy, nó đưa ra những nguyên lí và bản chất của thị trường và giúp bạn loại bỏ được những tâm lý chủ quan cá nhân khi tham gia thị trường để có những nhận định đúng về thị trường mình đang giao dịch.

Tuy nhiên, nếu các bạn phân tích kỹ thuật dựa vào lý thuyết Dow thì các bạn phải phân tích theo tiêu chí khách quan, chứ không phải dựa trên cảm xúc cá nhân của chính mình mà phân tích thì sẽ làm phân tích của bạn nhận những hậu quả nghiêm trọng. Lúc đấy phân tích của bạn không đúng, chứ không phải là lý thuyết Dow đã đưa ra những điều không đúng. Chính vì thế mới nói lý thuyết Dow là không đúng hoàn toàn. Cũng là dựa trên lý thuyết Dow nhưng những phân tích của những người khác nhau lại có thể khác nhau, tức là không đúng y chang với tất cả mọi người vì mọi người đều có cảm xúc.

Thay vào đó, chúng ta nên thừa nhận rằng lý thuyết Dow chỉ giúp cho chúng ta có một cái nhìn xu hướng chính với quan điểm đúng. Ở những xu hướng phụ, xu hướng thứ cấp và ngắn hạn Short term của lý thuyết Dow không thể áp dụng. Vì trong xu hướng thứ cấp và xu hướng ngắn hạn, giá cả thị trường có thể bị thao túng dễ dàng bởi những quỹ đầu tư lớn.

Nói ngắn gọn lại cho dễ hiểu, tức là chúng ta dựa vào lý thuyết Dow, chúng ta có thể nhìn nhận được dễ dàng xu hướng chính, tức là xu hướng dài hạn và xu hướng trung hạn, chứ còn nếu dựa vào lý thuyết này để nhìn xu hướng ngắn hạn thì khả năng bạn bị phán đoán sai là hoàn toàn rất dễ dàng, thậm chí là bị sai trầm trọng.

Giả thuyết 3: Thị trường được phản ánh vào giá cả của sản phẩm đó ở tất cả mọi thứ

Nói đến đây có thể một số bạn sẽ nghĩ ngay đến hành động giá theo Price Action, tuy nhiên còn tuyệt vời hơn thế, thị trường phản ánh được mọi thông tin. Tất cả mọi thứ đều phản ánh vào thị trường thông qua giá của sản phẩm.

Ví dụ như cặp ngoại hối EURUSD, cho biết tỉ giá của đồng Euro so với đồng Đô la, và nếu như đồng Euro hay Đô là mạnh lên hay yếu đi thì tỷ giá này sẽ biến động rất nhạy cảm theo nó.

Những biến động giá mạnh thường là do sự kiện.

Và giá cả là con số phản ánh được sự kỳ vọng, sự tham lam hay thậm chí cả sự sợ hãi và mong chờ của tất cả những đối tượng tham gia thị trường. Tất cả mọi thứ sẽ phản ánh lên giá cả. Thay đổi lãi suất, khủng bố, chính sách tiền tệ, tăng trưởng hay sụt giảm doanh thu lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế, suy thoái kinh tế hay thậm chí là bầu cử tổng thống… đều có thể thay đổi được giá cả và ảnh hưởng được lên giá cả nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên như đã nói thì xu hướng chính của giá cả vẫn chẳng thể bị ảnh hưởng. Ví dụ như: xu hướng chính là giảm, nếu có thông tin tốt bất thường đột nhiên xuất hiện thì giá cả sẽ tăng để phản ứng thông tin tốt đó, và sau đó thị trường lại trở về với xu hướng chính là giảm và sẽ vượt xuống khỏi giá mà khi thông tin xấu đó xuất hiện, để tiếp tục xu hướng giảm chính của mình.

Xu hướng chính vẫn tiếp tục sau khi sự kiện đi qua.

Và trên thực tế có khi thông tin tốt lại không thể làm giá của đồng tiền hay sản phẩm đó tăng hay giảm mạnh được bởi vì giá đã tăng hay giảm trước khi có tin tức đó rồi.

Ví dụ như: Đồng USD có tin tốt từ chính sách tiền tệ của FED – cục dự trữ liên bang Mỹ, làm cho giá của đồng USD có khuynh hướng tăng nhanh và tăng mạnh trong một khoảng thời gian ngắn khi thông tin tốt đó xuất hiện, tuy nhiên trên thực tế có thể khi ra tin của FED có thể giá sẽ không tăng lên được nữa vì trước đó giá đồng USD nó đã tăng lên rồi. Và nếu có tăng thì cũng chỉ tăng rất nhẹ nữa mà thôi. Và như vậy, rất nhiều lần giá thị trường lại phản ứng trước khi thông tin xuất hiện nên khi thông tin xuất hiện cũng không thay đổi được gì, hoặc có thay đổi nhưng rất ít, khiến cho chúng ta cảm giác như không có gì ảnh hưởng bởi thông tin đó vậy.

Và cứ tiếp tục như thế, như thế, thì đến một lúc nào đó thị trường cũng có lúc “mỏi mệt”, là khi đó xu hướng chính đã trở nên mệt mỏi và muốn đổi xu hướng chính theo hướng ngược lại (như đổi tăng thành giảm, giảm thành tăng) thì lúc đó dù có thêm bao nhiêu thông tin tốt hay xấu đi chăng nữa, xu hướng chính là tăng hay giảm đã rất mệt mỏi và chuẩn bị bước vào xu hướng chính ngược lại. Đó chính là sự chuyển động của thị trường theo lý thuyết Dow mà không ai có thể phủ nhận hoặc phản bác được.

Kết luận

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu như thế nào là lý thuyết Dow và các giả thuyết của nó, và hãy cố gắng để hiểu được nó trong thực tế diễn biến như thế nào mới là quan trọng, vấn đề này đòi hỏi kỹ năng thực hành và trải nghiệm.

Nếu như giả thuyết 3 đưa ra điểm yếu của lý thuyết Dow để các nhà phân tích kỹ thuật phát triển thêm thành trường phái phân tích kỹ thuật theo phong cách của riêng mình, nhưng cũng không bao giờ được quên là không có gì là chính xác tuyệt đối 100%.

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, cho phép chúng ta có thể tích hợp nhiều công cụ chỉ báo kỹ thuật và màn hình MT4 để phân tích được chính xác hơn, tuy nhiên do phần lớn các công cụ đều có độ trễ delay nhất định, nến chúng ta cần lưu ý việc này. Bên cạnh đó cần chú ý thêm các tin tức kinh tế trên các trang lớn như Investing.com, forexfactory.com, fxstreet.com,… để theo dõi các sự kiện biến động của thị trường trong thời gian ngắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.