Bài 7: . XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ ĐƯỜNG XU HƯỚNG TRONG GIAO DỊCH


     Cùng với các vùng kháng cự và hỗ trợ, công cụ đường xu hướng (trendlines) là một công cụ đơn giản nhưng có thể đem lại những lợi thế cho những Trader biết sử dụng chúng một cách hợp lý. Và cũng như những công cụ khác trong trading, nếu không hiểu được nó thì Trader sẽ không đạt được hiệu quả và dẫn đến việc thua lỗ. Đường xu hướng có nhiều tính chất tương đồng với các mức kháng cự – hỗ trợ đặ biệt là các vùng kháng cự – hỗ trợ động. Và nếu bạn đã đọc xong và nắm chắc các nội dung về kháng cự – hỗ trợ trong phần 1.3 thì việc tìm hiểu về đường xu hướng trong phần này khá dễ dàng. Và chắc hẳn Trader nào cùng thuộc lòng một câu có thể tạm gọi là
   a.. Định nghĩa về xu hướng của thị trường và các đường xu hướng
   Xu hướng của thị trường là khái niệm biểu thị sự dịch chuyển hoặc dao động của thị trường theo một hướng cố định. Các trạng thái dịch chuyển của thị trường sẽ hình thành 3 kiểu xu hướng khác nhau cơ bản sau:
 + Uptrend: Là kiểu thị trường dịch chuyển theo xu hướng tăng giá, tức là đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. 

Nếu bạn giao dịch Forex hoặc chứng khoán, xu hướng Uptrend là thời điểm mua vào (Call) và chờ đợi giá tăng tiếp. Tuy nhiên với giao dịch Binary Option thì không hẳn như vậy. Chúng ta vẫn có những giao dịch bán (Put) trong một xu hướng Uptrend. Đó cũng là sự khác biệt giữa giao dịch Forex và BO mà các bạn cần biết.
 + Downtrend: Ngược lại với xu hướng Uptrend, Dowtrend là trạng thái thị trường có xu hướng giảm giá, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy

Tương tự như xu hướng Uptrend, Dowtrend là xu hướng mà nếu giao dịch Forex, chứng khoán là thời điểm các nhà đầu tư bán hoặc bán khống với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục xuống nhằm thu lợi nhuận. Với BO chúng ta vẫn sẽ có những giao dịch mua trong ngắn hạn của xu hướng Dowtrend. 
+ Sideways: Là trạng thái thị trường có xu hướng đi ngang, giá sẽ biến động trong một khoảng biên độ xác định, đỉnh sau = đỉnh trước, đáy sau = đáy trước. Tuy nhiên với trạng thái Sideway để xác định chính xác biên độ Sideway là tương đối khó, hơn nữa khi giá chạm vào biên độ Sideway ở khung thời gian 1 phút thường dao động và Test biên độ một khoảng thời gian. Do đó, tôi ít khi giao dịch khi thị trường Sideway.

  Các đường xu hướng (Trendlines) là những đường nối liền các điểm giá chính, chính xác là các điểm giá ở đáy hoặc đỉnh trong Trend tăng hay giảm .

Nói cách khác, một đường xu hướng được tạo ra bằng cách kết nối những đỉnh/đáy cao/thấp lại với nhau. Đồng thời các đường Trendline này sẽ làm nổi bật xu hướng của thị trường ngay trên đồ thị giá.  Chính vì thế đường Trendlines hoàn toàn mô tả thị trường một cách khách quan, không xen lẫn kinh nghiệm hay cảm xúc chủ quan của nhà đầu tư như một số phương pháp phân tích đồ thị giá khác. Một thế mạnh khác của đường xu hướng đó là trong một thời điểm nhất định, với một loại tài sản đầu tư nhất định thì trên thị trường chỉ tồn tại một đường xu hướng. Chính vì thế, khi càng có nhiều người sử dụng đường xu hướng để phân tích thị trường và giao dịch theo xu hướng, độ chính xác của công cụ này càng cao
♦ Vai trò của đường xu hướng
: + Phục vụ chiến lược Trend following để tham gia thị trường.
 + Xác định chiều hướng của thị trường.
 + Xác định dấu hiệu đảo chiều.
 + Xác định dấu hiệu tiếp tục xu hướng.
+ Xác định các điểm kháng cự và hỗ trợ
. ♦ Các tính chất của đường xu hướng: 
+ Càng nhiều điểm vẽ xác định thì đường trendline càng có ý nghĩa.
+ Càng tồn tại lâu thì đường trendline càng có hiệu lực
 + Càng có độ dốc càng lớn, đường xu hướng càng dễ bị phá vỡ.
    Ngược lại nếu độ dốc quá ít hay quá xa với biến động giá thì ít có ý nghĩa. Trường hợp này, ta nên vẽ lại đường xu hướng để tăng tính hiệu quả
+ Khi đường xu hướng bị phá vỡ, các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ sẽ đổi vai trò cho nhau. Ngưỡng kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ và ngưỡng hộ trợ sẽ trở thành kháng cự giống như các vùng cản.
b.  Xác định đường xu hướng và các vấn đề cần lưu ý 
  Như đã trình bày trước đó, một đường xu hướng được tạo ra bằng cách kết nối những đỉnh/đáy cao/thấp lại với nhau. Như vậy, xác định được đỉnh, đáy để vẽ Trendline cần đáp ứng tối thiểu:
+ Với xu hướng tăng: Đỉnh, đáy sau cao hơn đỉnh, đáy trước. Lúc này bạn vẽ qua đáy cũ – đáy mới hoặc đỉnh cũ – đỉnh mới.
+ Với xu hướng giảm: Đỉnh, đáy sau thấp hơn đỉnh, đáy cũ. Lúc này bạn vẽ qua đáy cũ – đáy mới hoặc đỉnh cũ – đỉnh mới. Tuy nhiên, trên thực tế giao dịch Binary Option, đối với xu hướng tăng, bạn cần quan tâm đến đáy hơn là đỉnh, do đó bạn sẽ vẽ Trendline bằng cách nối giữa 2 đáy. Ngược lại, với xu hướng giảm, các đỉnh lại trở nên quan trọng hơn, vì vậy mà Trendline sẽ được vẽ bằng cách nối giữa 2 đỉnh. Tại sao lại như vậy? Trong một xu hướng tăng, nếu bạn xác định được Trend đi qua các đáy thì bạn có thể xác định được điểm vào lệnh Call theo xu hướng tại các điểm tỷ giá chạm vào xu hướng và tiếp tục tăng để duy trì xu hướng. Đây là yếu tố quan trọng để thu được lợi nhuận khi giao dịch theo xu hướng. Và quan trọng hơn, khi giá chạm Trend và phá vỡ, bạn có thể dựa vào những tín hiệu phân tích khác như xung lực của nến để xác định xem Trend có bị phá vỡ hay vẫn tiếp diễn… Các đỉnh trong Trend tăng cũng là cơ sở để thực hiện các giao dịch Put, tuy nhiên đó là một sự mạo hiểm nếu không đủ các tín hiệu thực sự tin cậy vì chúng ta đang chống lại xu hướng. Hoàn toàn tương  tự như vậy, đối với Downtrend thì các đỉnh sẽ quan trọng hơn.

**Điều chỉnh đường xu hướng của bạn khi giao dịch 
      Giá không bao giờ di chuyển theo những cách dễ đoán biết, thế nên Trader thường phải điều chỉnh đường xu hướng của họ sau khi vẽ ra nếu giá không di chuyển đúng như nhận định của Trader. Như đã đề cập từ trước, Trend Line là một công cụ và chúng ta không thể sử dụng nó một cách đơn lẻ nếu muốn có kết quả tốt. Để biết được liệu rằng đường xu hướng đã vẽ có nên được điều chỉnh hay không, hoặc liệu nó đã bị phá thì Trader cần phải cân nhắc sự di chuyển của nó trong Trend đó. Ví dụ, trong một xu hướng tăng, nếu giá break đường Trend Line của bạn nhưng vẫn tạo được những đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn thì điều này có nghĩa rằng xu hướng đó vẫn tiếp diễn và bạn nên điều chỉnh Trend Line của mình. Và ngược lại khi hành động giá cho thấy xu hướng đã đến hồi kết, đồng thời Trend Line của bạn bị phá vỡ thì có thể nó đã hết hiệu lực. 

*** Hãy xem đường xu hướng là một sự chỉ dẫn khi giao dịch 
   Đường xu hướng có thể mách bạn những khu vực giá giao dịch tiềm năng. Tuy nhiên, do chúng thường cần được điều chỉnh mỗi khi giá di chuyển thế nên nếu chỉ dựa vào mỗi Trend Line thì tín hiệu mà chúng đem lại thường kém chính xác. Cũng cần lưu ý thêm rằng một sự thay đổi nhỏ về góc của đường xu hướng cũng có thể tạo ra những giao cắt hoàn toàn khác biệt. Vì những lý do trên mà Trader chỉ nên sử dụng Trend Line như là một công cụ hướng dẫn, còn tín hiệu chính xác để vào lệnh thì nên dùng thêm các công cụ khác như mô hình nến, xung lực của nến chẳng hạn. Đó cũng là những công cụ mà tôi sử dụng trong hệ thống phương pháp giao dịch của mình và tôi sẽ trình bày nó trong Chương 2. Việc xem đường xu hướng như là một hướng dẫn để xác định vùng vào lệnh dẫn tới một hệ quả đó là chúng ta không cần xác định chúng chính xác theo những điểm cao/thấp của xu hướng. Nếu chúng ta không thể nối chúng lại thành một đường thì chỉ cần xác định chúng một cách tương đối, đó chính là các vùng Trend Line mà tôi đã nói ở trên. Khi đó Trend Line vẫn có thể cung cấp cho chúng ta một cái nhìn trực quan về xu hướng và báo hiệu những vùng giá tiềm năng.

 KẾT LUẬN CHUNG VỀ XU HƯỚNG:
     Đường xu hướng là một công cụ mà hầu hết các Trader lão luyện đều sử dụng, nắm bắt được cách xác định đường xu hướng một cách chính xác là bạn đã có một nền tảng chắc chắn cho sự thành công trong giao dịch. Chúng ta cũng cần hiểu rằng, phân tích kỹ thuật nói chung và xác định những đường xu hướng nói riêng, không phải là một môn khoa học chính xác mà giống một nghệ thuật cần rất nhiều thời gian luyện tập, hiệu chỉnh và thuần thục. Đường xu hướng là công cụ rất tốt nhưng để đạt được mức hiệu quả mong muốn Trader nên kết hợp chúng với công cụ khác thay vì sử dụng chúng một cách đơn lẻ. Linh hoạt điều chỉnh đường xu hướng khi cần thiết và không nên có suy nghĩ rằng những thanh giá phải di chuyển theo đường line bạn vẽ cũng là những điều Trader cần biết để có thể tận dụng lợi thế của công cụ này. Việc kết hợp đường xu hướng với các công cụ giao dịch tiềm năng sẽ được trình bày trong Chương 2. Và cuối cùng, để trở thành một Trader thành công thì 90% là quan sát và 10% là hành động. Có nghĩa là trong trường hợp này chúng ta sẽ phải dành 90% thời gian và công sức để nhìn và phân tích đồ thị, tập kẻ vẽ các đường Trend Line,… Do vậy, hãy thật kiên nhẫn chờ đợi cơ hội chín muồi để vào lệnh giao dịch. Như lời của huyền thoại đầu tư Warrent Buffet đã nói: “Thị trường là công cụ tuyệt vời và hiệu quả trong việc chuyển tiền từ túi của những người thiếu kiên nhẫn sang túi của những người kiên nhẫn”. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.