Arbitrage là gì? Kinh doanh chênh lệch giá là gì?

Arbitrage – kinh doanh chênh lệch giá thường được giới trader gọi bằng 1 cái tên vô cùng ngắn gọn là ác-bít hay đảo hối. Về cơ bản giao dịch Arbitrage chính là hình thức kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch,khi thấy giá của sản phẩm A ở thị trường này thấp hơn, bạn mua vào và bạn sẽ bán chúng (sản phẩm A) ra một thị trường khác với mức giá cao hơn.

Cách này được sử dụng rất phổ biến trong giao dịch Bitcoin, nhờ sự ảo diệu từ chênh lệch giá mang lại, nên nhiều người cực kỳ hứng thú với việc “buôn lậu” từ sàn này qua sàn khác để kiếm lời. Nếu trong crypto là như vậy, thì trong forex giao dịch Arbitrage có áp dụng được hay không, thì hãy theo dõi bài viết sau của chúng tôi nhé.

Arbitrage hay kinh doanh chênh lệch giá là gì?

Là một thuật ngữ trong kinh tế và tài chính, giao dịch ác-bit hay Arbitrage được hiểu là thông qua hoạt động mua ở thị trường có giá thấp và bán lại ở thị trường có giá cao, nhà giao dịch sẽ kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá “tạm thời” giữa hai thị trường.

Theo Từ điển Kinh tế học thì Arbitrage “có thể diễn ra trên thị trường nguyên liệu, thị trường forex và thị trường cổ phiếu kỳ hạn. Trên thị trường hàng hoá, nó là cơ sở cho quy luật một giá và lý thuyết ngang bằng sức mua (viết tắt là PPP) về xác định tỷ giá hối đoái.”

Ví dụ cụ thể về kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)

Ví dụ 1: ví dụ đơn giản nhất về kinh doanh chênh lệch giá trong đời sống hàng ngày.

Giá sử bạn bạn đang tìm 1 sản phẩm lọc gió của thương hiệu A. Lướt Shopee và Lazada bạn thấy giá bán như sau:

Shopee bán: 700.000 vnđ.

Lazada bán: 1.000.000 vnđ.

Ngay lập tức, bạn qua Shopee mua sản phẩm này về, và mở ngay 1 gian hàng trên Lazada, bán với giá 1.000.000 vnđ bằng giá với các shop khác. Như vậy với mỗi 1 sản phẩm bán được, bạn sẽ thu lời là 300.000 vnđ, nhờ vào sự chênh lệch giá.

Ví dụ 2: Bạn có hai tài khoản ở hai sàn forex khác nhau. Bạn thấy họ cung cấp tỷ giá cho cặp GBP/USD với 2 giá Bid và Ask như sau

Sàn forex 1 cung cấp giá cho cặp GBP/USD: 1,6123 (giá Bid) và 1.6125 (giá Ask)

Sàn forex 2 cung cấp giá cho cặp GBP/USD: 1,6126 (giá Bid) và 1.6129 (giá Ask)

Chiến lược giao dịch của bạn được thực hiện như sau:

Bạn mua 10 lot (tương đương 1 triệu USD) ở sàn forex 1, sẽ nhận được 1.612.500 đơn vị GBP/USD, theo giá ASK.

Sau đó, bạn bán toàn bộ 10 lot vừa mua ở sàn forex 1 cho sàn forex 2, theo mức giá BID.

Như vậy, số tiền lời bạn thu được sẽ là 1.000 USD.

Nếu 2 sàn đều thu phí Spread là 1,5 pips cho cặp tiền tệ này, chi phí giao dịch 10 lot cho 2 sàn sẽ là 300$, tức là bạn kiếm được 700 USD lợi nhuận.

Có mấy loại kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)?

Có nhiều cách phân loại kinh doanh chênh lệch giá nhưng về cơ bản Arbitrage có hai loại chính gồm: Arbitrage 2 điểm và Arbitrage 3 điểm.

Arbitrage hai điểm là hình thức giống như 2 ví dụ trên tôi vừa nêu. Nghĩa là so sánh giá ở hai thị trường ngoại hối với nhau, hoặc 2 sàn khác với nhau.

Trong khi đó, Ác Bít ba điểm sẽ là sự so sánh giá của 3 loại tỷ giá ở 3 thị trường. Hình thức này thường dành cho cá mập có 1 số vốn lớn, hoặc giữa các sàn giao dịch ngoại hối để họ có thể luân chuyển một loại tiền tệ này sang một loại tiền tệ khác, sau đó tiếp tục chuyển sang một loại tiền tệ thứ ba (three-point arbitrage) và cuối cùng là chuyển đổi hết về tiền tệ ban đầu.

Ví dụ cụ thể cho Arbitrage 3 điểm:

Giả sử bạn dùng 1 EUR để mua 2 USD.

Sau đó, bạn sử dụng 2 USD trên để mua JPY và được 240 JPY. Sau đó bạn lấy 240 JPY vừa mua được để mua EUR theo tỷ giá 1 EUR= 200 JPY, nên 240 JPY = 1.2 EUR.

Nhờ khai thác chênh lệch giá bạn đã kiếm được 0.2 EUR theo cách trên

Cụ thể: 

  • 2 USD = 1 EUR hay EUR = 1 (ban đầu)
  • 1 USD = 120 JPY hay 2 USD = 240 JPY
  • 1 EURO = 200 JPY. Bán 240 JPY = 1.2 EUR (sau cùng)

Như vậy: chênh lệch giá cả là:  1.2 EUR –  1 EUR = 0.2 EUR

Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) có rủi ro không?

Thực tế, kinh doanh chênh lệch giá không phải là điều dễ dàng gì cho dù các ví dụ trên rất dễ hiểu với bạn đúng không?

Để kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) bạn cần phải có số vốn lớn, vì lãi thường rất ít nên phải có nhiều vốn mới thu được lợi nhuận, sau khi đã trừ toàn bộ chi phí giao dịch.

Hơn nữa, hoạt động này phải được diễn ra đồng thời giữa 2 sàn, nên nhà đầu tư cần tính toán và giao dịch theo hướng tự động, để chúng có thể thực hiện ngay lập tức, thì mới kiếm được lời, nếu chậm trễ khi giá 2 sàn đã bằng nhau thì bạn sẽ bị lỗ phần phí giao dịch cùng nhiều loại phí khác.

Ngoài ra còn có 1 số rủi ro khác như:

  • Rủi ro cạnh tranh. Trong forex, hình thức kinh doanh chênh lệch giá chỉ dành cho những cá mập nhiều tiền. Tuy nhiên, vì lợi nhuận vô cùng hấp dẫn nên dẫn đến sự cạnh tranh từ các ngân hàng, các quỹ, hay từ chính xác broker với nhau. Và cạnh tranh càng lớn thì rủi ro sẽ càng cao.
  • Rủi ro trượt giá. Đây là sự khác biệt giữa giá dự kiến ​​và giá giao dịch thực ở thời điểm hiện tại. Điều này có thể gây ra bởi sự chậm trế đến từ Internet. Ngoài ra, nếu giao dịch vào đúng thời điểm thị trường biến động thì mức độ trượt giá sẽ càng cao. Gây rủi ro cho nhà giao dịch nhiều hơn.
  • Rủi ro biến động. Mặc dù thị trường forex khác với bitcoin là chúng luôn biến động, tuy nhiên bạn sẽ luôn ao ước thị trường càng biến động mạnh bạn càng thu được lời, không kể nếu khi thị trường càng thu hẹp thì mức biến động sẽ càng giảm và rủi ro của bạn sẽ càng lớn.
  • Rủi ro thanh khoản. Để 1 lệnh được khớp thì cần phải có bên mua và bên bán, trong trường hợp nếu bạn không tìm đủ lượng người mua và bán. Tức là khi thanh khoản thị trường trở nên yếu kém lợi nhuận thu về sẽ ít hơn thậm chí có khả năng bị thua lỗ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.